Loét do tì đè

1. Loét do tì đè – gánh nặng chăm sóc y tế

Loét mông, loét lưng ở người nằm lâu, đặc biệt là người già được gọi chung là Loét do tì đè. Loét tì đè là một trong những vấn đề về chăm sóc y tế được quan tâm trên toàn cầu, là bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và làm gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Loét tì đè là các tổn thương của da hoặc/và mô dưới da thường xuất hiện trên chỗ lồi của xương, do vùng da – mô ở đó chịu lực ép liên tục. Loét do tì đè có thể xảy ra nhiều vùng trên cơ thể. Khi nằm sấp thì khớp gối và ngực là vùng có áp lực tì đè lớn nhất, khi nằm ngửa thì hay loét ở mông và gót chân, còn những bệnh nhân ngồi xe lăn thì hay gặp loét lên ụ ngồi [1].

2. Hai vấn đề chính ở bệnh nhân loét do tì đè - Thiếu máu cục bộ và suy dinh dưỡng

Thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân loét tì đè

Vấn đề đầu tiên, do lực tì đè tác động lên da gây nên tình trạng thiếu máu nuôi cục bộ dẫn đến thiếu oxy mô vùng da và mô dưới da làm hoại tử tế bào. Tình trạng này thường thứ phát sau các bệnh lý gây nên trạng thái nằm lâu như: chấn thương cột sống, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, bỏng, liệt hai chi dưới… Áp lực tì đè càng lớn thì thời gian gây tổn thương loét càng nhanh. Áp lực tì đè trên da tại vùng xương cùng của một người trưởng thành khi nằm dao động từ 40 – 60 mmHg, tổn thương mất bù sẽ xảy ra khi áp lực tì đè đạt đến 70 mmHg liên tục trong thời gian 2 giờ. Vùng thiếu máu chuyển từ da đến nền xương (lớn nhất) và giảm dần về phía ngoại vi, vì thế khi quan sát một vết loét với diện tích nhỏ ở ngoài da nhưng nền vết loét có thể lớn hơn rất nhiều. Tổn thương này lúc bắt đầu có thể bù trừ bằng cách loại bỏ lực tì đè và cải thiện sự tưới máu [1].

Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân loét tì đè

Tình trạng dinh dưỡng được xem như là yếu tố nội tại (bên trong), tác động mạnh mẽ đến khả năng lành vết thương. Các giai đoạn lành vết thương đòi hỏi cung cấp rất nhiều năng lượng và nguyên liệu. Vấn đề suy dinh dưỡng ở bệnh nhân loét do tì đè là một thách thức đối với các bác sĩ điều trị khi bao gồm cả suy dinh dưỡng mạn tính và cấp tính.

Suy dinh dưỡng mạn tính xảy ra âm thầm do bệnh nhân nằm lâu, không thể vận động dẫn đến teo cơ, hơn nữa bệnh nhân không thể tự chăm sóc bản thân, việc ăn uống hạn chế làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, do lực tì đè gây nên thiếu máu nuôi mô dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, oxy, thuốc … đến vết thương, hậu quả là gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và giảm hỗ trợ lành vết thương. Suy dinh dưỡng cấp tính xảy ra do vết loét nhiễm trùng. Nhiễm trùng làm tăng quá trình dị hóa, sự gia tăng nồng độ protease dẫn đến mất protein cơ thể nhanh chóng qua dịch vết thương ở bệnh nhân loét do tì đè. Đồng thời, do nhu cầu protein và acid amin của cơ thể lúc này tăng cao để sửa chữa vết thương nên càng thúc đẩy quá trình phân hủy protein cơ (suy mòn cơ) diễn ra nhanh hơn [6]. Suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ lớn ở bệnh nhân loét do tì đè và được công nhận là một yếu tố góp phần hình thành tổn thương loét và vết thương khó lành. Do đó, dinh dưỡng đúng và đầy đủ là cần thiết cho quá trình lành vết loét do tì đè. Các yếu tố khác như nhiễm trùng, nhiệt độ và độ ẩm, tuổi, cùng các yếu tố khác như đái tháo đường, hút thuốc, thần kinh…cũng làm nặng thêm quá trình bệnh lý của loét do tì đè.

Để đảm bảo quá trình lành vết loét do tì đè diễn ra tốt thì hai vấn đề chính của bệnh nhân là thiếu máu nuôi cục bộ và suy dinh dưỡng cần được giải quyết đồng thời cùng lúc. Vậy giải pháp nào là tối ưu trong điều trị vết loét do tì đè?

Khi loét đã xảy ra, tùy vào tình trạng tổn thương và điều kiện chăm sóc mà có thể sử dụng đơn thuần một phương pháp hay kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp bao gồm điều trị phòng ngừa để tránh có thêm vết loét mới, điều trị nội khoa và phẫu thuật ngoại khoa. Phẫu thuật ngoại khoa sử dụng các phương pháp cắt lọc để loại bỏ mô hoại tử giúp tái thông mạch máu để nuôi mô. Với điều trị phòng ngừa và điều trị nội khoa, có nhiều cách thức được đề cập đến, trong đó điều trị bằng dinh dưỡng là phần được chú trọng trong cả hai phương pháp điều trị này. Các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho bệnh nhân loét do tì đè là protein, calories, kẽm, vitamin C trong đó, protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất. Lý do là vì protein vừa đóng vai trò là nguồn năng lượng chính vừa là nguồn nguyên liệu chính cho quá trình lành vết loét. Tuy nhiên, vấn đề cung cấp đầy đủ protein là một thách thức cho các nhà lâm sàng khi bệnh nhân không thể nạp đủ lượng qua ăn uống. Do đó, việc bổ sung chọn lọc một số acid amin cần thiết cho quá trình lành vết thương là một giải pháp để lựa chọn lúc này. Vậy các acid amin nào nên được lựa chọn bổ sung?

3. L-Arginine – hiệu quả kép trong điều trị loét do tì đè

L-Arginine là acid amin thiết yếu có điều kiện, giúp tăng lưu lượng máu, oxy đến vết thương đồng thời giúp tăng tổng hợp protein, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, mang lại hiệu quả kép trong điều trị loét do tì đè.

L-Arginine là tiền chất dinh dưỡng chất duy nhất cho tổng hợp Nitric Oxide, có tác động giãn mạch – giúp tăng lưu lượng máu, oxy và chất dinh dưỡng đến vết thương. Nhờ tác dụng này mà L-Arginine đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lành vết loét do tì đè [1]. L-Arginine còn giúp tăng tổng hợp protein và collagen, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, giúp nhanh lành vết thương hơn. Bên cạnh đó, Nitric Oxide được tổng hợp từ L-Arginine còn tác động lên giai đoạn viêm của quá trình lành vết thương – giúp hoạt hóa đại thực bào, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể chống chọi với nhiễm trùng [6, 7]. Chính nhờ những tác dụng trên mà L-Arginine có vai trò sống còn trong điều trị loét do tì đè. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Yatabe và cộng sự năm 2011 trên BN nội trú, đang nuôi ăn qua ống thông dạ dày nhằm xác định mức độ thiếu hụt L-Arginine ở bệnh nhân bị loét do tì đè và bệnh nhân không bị loét. Bệnh nhân được lấy mẫu máu và đo nồng độ L-Arginine trong máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ L-Arginine thấp hơn ở nhóm bị loét do tì đè so với nhóm không loét và kết quả là có ý nghĩa thống kê với p < 0.01. Do đó, cần bổ sung hàm lượng cao L-Arginine trong quá trình sửa chữa vết thương [8]

"L-Arginine có vai trò sống còn trong điều trị loét do tì đè."

4. L-Glutamine, L-Leucine – Acid amin chuyên biệt cho vết thương

Khi xem xét các acid amin chuyên biệt, bên cạnh L-Arginine, các chứng cứ cũng cho thấy rằng L-Glutamine, L-Leucine cũng đóng vai trò quan trọng trong lành vết thương.

L-Glutamine – Tăng cung cấp nguyên liệu cho quá trình sữa chữa vết thương

Giống như L-Arginine, L-Glutamine cũng là acid amin thiết yếu có điều kiện và là acid amin chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong toàn bộ acid amin của cơ thể (60%). L-Glutamine là nguồn năng lượng và nguyên liệu chính cho tổng hợp protein và tế bào phân chia nhanh trong quá trình sửa chữa vết thương, do đó cần bổ sung hàm lượng lớn từ bên ngoài để đáp ứng với nhu cầu cơ thể lúc này. Ngoài ra, L-Glutamine còn giúp kích thích tăng sinh tế bào lympho, điều hòa đáp ứng viêm và miễn dịch, bảo vệ tế bào [1, 6, 7].

L-Leucine – Tăng tốc độ tổng hợp protein, tăng sinh tế bào

L-Leucine là acid amin thiết yếu, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 9 acid amin thiết yếu và có nhu cầu bổ sung cao nhất. L-Leucine giúp thúc đẩy nhanh quá trình tổng hợp protein cơ, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa teo cơ, suy mòn cơ. Bên cạnh đó, L-Leucine còn làm năng lượng cho quá trình kiến tạo mô mới [6, 7]. Do đó, việc sử dụng các acid amin chuyên biệt cho lành vết thương gồm L-Arginine, L-Glutamine, L-Leucine có thể mang lại những tác động tích cực giúp cho quá trình lành vết thương nhanh chóng hơn.

5. Hiệu quả lành vết loét do tì đè nhờ vào bộ 3 L-acid amin trong X-Healer

Nghiên cứu của Cereda và cộng sự năm 2015 nhằm đánh giá hiệu quả bổ sung L-Arginine, kẽm đến khả năng lành vết loét trên bệnh nhân suy dinh dưỡng bị loét do tì đè. Với thiết kế nghiên cứu chặt chẽ là thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng, mù, hai nhóm song song, đa trung tâm trên 200 bệnh nhân suy dinh dưỡng bị loét do tì đè. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm gồm nhóm thử nghiệm – sử dụng điều trị thường quy kết hợp với phối hợp chứa L-Arginine, kẽm trong 8 tuần và nhóm chứng – chỉ sử dụng điều trị thường quy và hỗn hợp isocaloric. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ giảm diện tích vết loét tì đè ở nhóm thử nghiệm là 61% cao hơn so với nhóm chứng 45%, và mức chênh lệch trung bình sau khi điều chỉnh giữa 2 nhóm là 18,7%, kết quả này có ý nghĩa thống kê với p = 0.017. Điều này cho thấy việc sử dụng phối hợp chứa L-Arginine hàm lượng cao giúp bệnh nhân lành vết loét do tì đè tốt hơn [9].

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Brewer và cộng sự năm 2010 trên 18 BN bị loét do tì đè nhằm đánh giá việc bổ sung hỗn hợp chứa L-Arginine đến khả năng lành vết loét do tì đè, so sánh đối chứng với điều trị trước đó. Kết quả cho thấy việc dùng phối hợp chứa L-Arginine giúp rút ngắn 50% thời gian lành loét do tì đèthời gian lành loét trung bình ở nhóm chứng là 21 tuần, trong khi ở nhóm thử nghiệm chỉ còn 10,5 tuần và kết quả này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Hiệu quả giảm thời gian lành loét của phối hợp chứa L-Arginine được duy trì trên cả bệnh nhân có vết loét tì đè độ 2, 3 hoặc 4 và tất cả kết quả đều có ý nghĩa thống kê với p < 0.05 [10].

Dùng phối hợp chứa L-Arginine giúp rút ngắn 50% thời gian lành loét do tì đè

6. Khuyến cáo điều trị hiện hành cho loét do tì đè

Các nghiên cứu trên đã chứng minh cho việc sử dụng phối hợp chứa L-Arginine sẽ giúp bệnh nhân lành vết thương tốt hơn đồng thời giúp rút ngắn thời gian lành vết thương của bệnh nhân. Điều này cũng đã được khẳng định trong các khuyến cáo điều trị của các hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng ESPEN, ASPEN, hướng dẫn điều trị vết thương phần mềm của Liên chi hội điều trị vết thương TPHCM về việc sử dụng một số acid amin thiết yếu có điều kiện như L-Arginine, L-Glutamine; cũng như acid amin thiết yếu như L-Leucine giúp quá trình lành vết thương thuận lợi qua việc tăng tổng hợp protein, tăng sinh tế bào cũng như hỗ trợ trong việc điều hòa đáp ứng viêm và miễn dịch.

The Role of Nutrition for Pressure Injury Prevention and Healing: The 2019 International Clinical Practice Guideline Recommendations:

Khuyến cáo 4.10: Khuyến cáo cung cấp hàm lượng cao calo, protein, Arginine, kẽm và chất chống oxy hóa dưới dạng dinh dưỡng đường uống cho BN bị loét tì đè độ 2 hoặc cao hơn bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng [5].

Hướng dẫn Điều trị Vết thương phần mềm 2019 – Liên chi hội Điều trị vết thương TPHCM:

Điều trị dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh loét do tì đè phải đạt được nồng độ albumin máu > 3,5 mg/dL để giảm các yếu tố bất lợi gây loét. Gợi ý cung cấp năng lượng hằng ngày: 30-35 kcal/kg, protein: 1,2 – 1,5 g/kg kết hợp bổ sung Arginine, kẽm và vitamin C [1].

7. Thực phẩm dinh dưỡng y học X-Healer

Thực phẩm dinh dưỡng y học X-Healer với thành phần chứa hàm lượng cao 3 acid amin chuyên biệt cho quá trình lành vết thương: L-Arginine, L-Glutamine, L-Leucine.

Việc sử dụng X-Healer sẽ giúp tăng cung cấp các L-acid amin chọn lọc là nguyên liệu chính cho quá trình lành vết thương, cụ thể:

  • Giúp tăng tốc độ tổng hợp protein và tăng sinh tế bào, giúp cho quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn
  • Giúp tăng cường miễn dịch để ngăn ngừa và chống chọi với nhiễm trùng

Nhờ vậy mà rút ngắn thời gian lành vết thương, hạn chế hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân mau lành bệnh hơn và giảm gánh nặng y tế cho bệnh nhân, bác sĩ và hệ thống y tế.

Thành phần trong 1 gói X-Healer

 

Trong 1 gói 19,5g

Đơn vị

Giá trị năng lượng

67,28

Kcal

Chất đạm

13,00

g

L-Arginine

4,70

g

L-Glutamine

4,70

g

L-Leucine

2,00

g

Collagen

1,67

g

Kẽm

7,00

mg

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn điều trị vết thương phần mềm – Liên chi hội điều trị vết thương TPHCM 2019
  2. Serra R. et al. Low serum albumin level as an independent risk factor for the onset of pressure ulcers in intensive care unit patients. Int Wound J 2014; 11:550–553
  3. Jaul E, Calderon-Margalit R. Systemic factors and mortality in elderly patients with pressure ulcers. Int Wound J 2015; 12:254–259
  4. Neloska L. et al. The Association between Malnutrition and Pressure Ulcers in Elderly in Long-Term Care Facility, Journal of Medical Sciences. 2016 Sep 15; 4(3);423-427.
  5. The Role of Nutrition for Pressure Injury Prevention and Healing: The 2019 International Clinical Practice Guideline Recommendations
  6. Demling RH. Eplasty 2009; 9:e9 Nutrition, Anabolism, and Wound Healing Process: An Overview
  7. Joseph Andrew Mohnar, Nutrition and Chronic Wounds, Advances in Wound Care 2014, Vol. 3, No. 11, p. 663-681
  8. Yatabe, Journal of Nutrition, Health & Aging, Vol. 15, No. 4, 2011
  9. Cereda E. et al. A Nutritional Formula Enriched With Arginine, Zinc, and Antioxidants for the Healing of Pressure Ulcers: A Randomized Trial. Ann Intern Med. 2015;162:167-174
  10. Brewer et al. Effect of an arginine-containing nutritional supplement on pressure ulcer healing in community spinal patients. Journal of Wound Care. Vol.19, No. 7, 2010
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo