Năm 2016, thuật ngữ “loét tì đè” đã được thay thế bằng “chấn thương do tì đè” nhằm tránh hiểu lầm và làm sáng tỏ hơn trong việc phân giai đoạn loét tì đè, vì ở giai đoạn 1 đã có chấn thương ở mô sâu nhưng chưa biểu hiện loét ra bên ngoài. Do đó việc thường xuyên xoay trở, chăm sóc và quan sát sự thay đổi ở vùng da chịu nhiều lực tì đè ở các đối tượng có nguy cơ để kịp thời can thiệp đúng đắn là cực kỳ cần thiết.
BN sau đây bị đột quỵ xuất huyết não 3 tháng trước gây yếu 1/2 người trái, đái tháo đường 12 năm, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu. Trong thời gian nằm tại nhà, vùng cùng cụt của BN viêm đỏ rồi loét dần, người nhà tự chăm sóc (thay băng, kháng sinh tự mua tiệm thuốc tây), tuy nhiên vết loét to dần, chảy dịch hôi và hoại tử nên được đưa đi khám và nhập bệnh viện. Sau cắt lọc, BN được chẩn đoán vết loét độ 4 - đã sâu tới gân, xương. Sau 6 tuần điều trị tích cực cả ngoại khoa và nội khoa gồm cắt lọc, đặt VAC, điều trị kháng sinh, can thiệp dinh dưỡng qua sonde mũi-dạ dày bằng súp, sữa và X-Healer, vết loét lên mô hạt đầy, sẵn sàng để xoay vạt da.